I. GIỚI THIỆU

     1. Tên đầy đủ của đơn vị

            Tiếng Việt: KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

            Tiếng Anh: DEPARTMENT OF BUSINESS ADMINISTRATION

     2. Địa chỉ và thông tin liên hệ

            Địa chỉ: Phòng 3.06, Khu hành chính Trường Đại học Cửu Long, QL1A, xã Phú Quới, Long Hồ, Vĩnh Long.

            Điện thoại: 02703.832.537

            Email: [email protected]           

II. BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

   1. Bộ máy tổ chức

         – Trưởng khoa: 01

         – Phó Trưởng khoa: 02

  • Bộ môn: 03 (Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành).
  • Chuyên viên – Giáo vụ: 01
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khoa

2. Đại diện một số nhân sự của Khoa

STTHọ và tênHọc hàm – Học vịChức vụ
1 Võ Phước Tấn PGS.Tiến sĩ Trưởng khoa
2 Phan Văn PhùngNCS Phó Trưởng khoa, GV
3 Nguyễn Minh LầuNCS  Phó Trưởng khoa, GV
4 Lê Ngọc Đoan TrangNCS GV, Phụ trách BM QTKD
5 Nguyễn Thị Mỹ PhượngNCSGV, Phụ trách BM KDTM
6 Đinh Thị Bích ChâuThạc sĩ GV, Phụ trách BM QTDVDL&LH
7 Nguyễn Thành PhướcThạc sĩGiảng viên
8 Nguyễn Thị Trường AnThạc sĩGiảng viên
9 Lưu Huyền LinhThạc sĩGiảng viên
10 Lê Thị Xuân ThanhThạc sĩTrợ lý giáo vụ, Trợ lý VPK
Hình 1: Tập thể Khoa QTKD

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA

Khoa QTKD trực thuộc Trường Đại học Cửu Long, mọi hoạt động của Khoa theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong quy chế hoạt động của nhà trường và khuôn khổ các văn bản pháp luật về công tác đào tạo giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phương châm của Khoa là: “Giảng viên – sinh viên Khoa QTKD vừa hồng vừa chuyên”, thầy trò Khoa QTKD quyết tâm dạy tốt, học tốt, chung tay xây dựng trường phát triền bền vững và tích cực đóng góp cho các hoạt động xã hội.

  1.  Chức năng

Khoa QTKD là đơn vị đào tạo và quản lý hành chính cơ sở của Trường, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, bồi dưỡng chuyên viên, giảng viên của Khoa, quản lý hành chính, nhân sự, quản lý chuyên môn và quản lý sinh viên theo quy định.

Xây dựng chương trình đào tạo theo từng chuyên ngành, trình Ban Giám hiệu đề án mở thêm chuyên ngành đào tạo, dựa trên chương trình khung của Bộ GD&ĐT và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực thực tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội.

  •  Nhiệm vụ
  • Lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa theo mục tiêu chung của Trường. Tham mưu đề xuất hướng và biện pháp phát triển ngành nghề, quy mô và chất lượng đào tạo, mục tiêu, chương trình đào tạo trình Ban Giám hiệu.
  • Xây dựng chương trình đào tạo của Khoa trong cả khóa học cũng như trong từng học kỳ. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập và tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành theo hướng nâng cao chất lượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội, theo kế hoạch giảng dạy chung của Trường.
  • Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với NCKH, sản xuất kinh doanh trong đời sống xã hội.
  • Phối hợp với các đơn vị liên quan, theo dõi và đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong quá trình đào tạo theo đúng Quy chế của Bộ GD&ĐT.
  • Tổ chức biên soạn chương trình, quản lý đề cương, giáo trình môn học; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học, cập nhật các tài liệu phục vụ giảng dạy.
  • Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên thuộc Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
  • Quản lý, chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và NCKH, ứng dụng khoa học kỹ thuật của trường liên quan tới chuyên môn của Khoa.
  • Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và tham gia các hội thảo chuyên ngành, thực hiện các đề tài khoa học các cấp bên trong, ngoài trường và hướng dẫn sinh viên bước đầu nghiên cứu khoa học.
  • Quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động của các Tổ Bộ môn thuộc Khoa, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ cho các Tổ Bộ môn.
  • Triển khai thực hiện các văn bản, chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên thuộc Khoa.
  • Chịu trách nhiệm mời giảng viên bên ngoài tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề, nghiên cứu khoa học, tham gia hội đồng khoa học của Khoa, hướng dẫn luận văn, Lưu trữ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên.
  •  Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo thanh toán hợp đồng mời giảng đối với giảng viên thỉnh giảng khi kết thúc môn giảng dạy.
  • Tham gia tuyên truyền tuyển sinh, thực hiện công tác tổng hợp, thống kê về hoạt động đào tạo, NCKH để báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên.

IV. GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

          Hơn 20 năm qua, Khoa QTKD đã đào tạo và cung cấp hàng nghìn Cử nhân Kinh tế các chuyên ngành, hơn 500 Thạc sĩ chuyên ngành QTKD đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Các bậc đào tạoCác ngành đào tạo
– Hệ Đại học (3,5 năm), Liên thông (1,5 năm). – Thạc sĩ ngành QTKD. – Tiến sĩ ngành QTKD (đang hoàn thành dự án).1. Quản trị kinh doanh: Quản trị kinh doanh; Quản lý kinh tế; Quản trị dịch vụ hàng không; Quản trị Marketing
2. Kinh doanh thương mại: Kinh doanh thương mại; Logistics và quản trị chuỗi cung ứng; Kinh doanh Xuất nhập khẩu; Kinh doanh bất động sản; Thương mại Quốc tế
3. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn và resort; Quản trị nhà hàng; Hướng dẫn viên du lịch
4. Thương mại điện tử (phối hợp đào tạo Kỹ sư ngành TMĐT với Khoa CNTT – TT).
  1. Quản trị kinh doanh: (Gồm 04 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế, Quản trị dịch vụ hàng không, Quản trị Marketing)

Ngành QTKD trang bị cho sinh viên năng lựcvề chuyên môn nhằm thực hiện công việc kinh doanh, quản trị trong các lĩnh vực chức năng, quản trị cấp cao của tổ chức và khởi sự làm chủ một doanh nghiệp độc lập; có phẩm chất tốt, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; phát triển kỹ năng toàn diện: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy, lãnh đạo, quản lý đội ngũ ….và những kỹ năng phổ biến nhất có thể áp dụng cho con đường sự nghiệp nào mà sinh viên lựa chọn.

Cơ hội nghề nghiệp:Cử nhân QTKD ra trường luôn có nhiều lựa chọn hơn các ngành khác. Tuỳ theo định hướng của bản thân có thể làm việc ở các vị trí:

  • Chuyên viên kinh doanh: Nhân viên kinh doanh, Trưởng cửa hàng bán lẻ, Giám đốc bán hàng vùng/khu vực
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn quản trị kinh doanh: Trợ lý phân tích và tổng hợp báo cáo về môi trường kinh doanh, tài chính, lập kế hoạch sản xuất, nhân sự, sản xuất, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh
  • Nhà quản trị cấp tác nghiệp ở các bộ phận chức năng khác nhau: Giám sát sản xuất; Quản đốc phân xưởng nhỏ; quản trị viên các phòng marketing, nhân sự, vật tư, chất lượng.
  • Nhà quản trị tổng quát: Giám đốc nhà máy; Giám đốc điều hành chi nhánh/khu vực, Giám đốc/Tổng giám đốc doanh nghiệp, tổ chức/tập đoàn.
  • Tự thành lập làm chủ doanh nghiệp và điều hành công ty
  • Giáo viên giảng dạy chuyên ngành ở các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp,

Tùy thuộc năng lực của mỗi cá nhân sau khi ra trường mà cử nhân QTKD sẽ đảm nhận vị trí công việc nào. Con đường thăng tiến nghề nghiệp như sau:

Trong thời gian từ 0-4 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp, cử nhân QTKD có thể làm tại một vị trí công việc hoặc luân chuyển ở nhiều vị trí công việc về kinh doanh; trợ lý cho các nhà quản trị cấp trung; quản trị viên cấp tác nghiệp thuộc các lĩnh vực chức năng khác nhau và tự khởi sự kinh doanh. Cụ thể, họ có thể là:

  • Nhân viên kinh doanhNhân viên/quản trị viên tác nghiệp ở các bộ phận chức năng: marketing, sản xuất, bán hàng, nhân sự, dự án, chất lượng, cung ứng vật tư
  • Trợ lý trưởng bộ phận kinh doanh
  • Trợ lý dự án
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn kinh doanh
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở kinh doanh nhỏ

5-10 năm: cử nhân Quản trị kinh doanh có thể thăng tiến đến vị trí:

  • Trưởng một đơn vị trực thuộc: trưởng cửa hàng bán lẻ, trưởng chi nhánh, đại diện khu vực
    • Giám đốc điều hành vùng/khu vực
    • Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sau 10 năm, với các kiến thức và kỹ năng tích lũy được từ hoạt động quản trị điều hành nhiều chức năng khác nhau và quản lý điều hành tổng quát các đơn vị cấp nhỏ lẻ, đỉnh cao nghề nghiệp của một cử nhân Quản trị kinh doanh là:

  • Giám đốc doanh nghiệp
    • Tổng giám đốc tổng công ty/tập đoàn.
    • Chủ doanh nghiệp

Hình 2: Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

  • Kinh doanh thương mại: (Gồm 05 chuyên ngành: Kinh doanh thương mại, Logistics và quản trị chuỗi cung ứng, Kinh doanh Xuất nhập khẩu,Kinh doanh BĐS, Thương mại Quốc tế)

Ngành Kinh doanh thương mại đào tạo cử nhân kinh doanh có khả năng phân tích tình hình kinh doanh trong nước và quốc tế thuộc mọi lĩnh vực nghề nghiệp tại các doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán, có khả năng thẩm định các dự án đầu tư, tìm và phát triển nguồn khách hàng cho các công ty tài chính.

Cơ hội nghề nghiệp: làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, các ngân hàng, làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, logictics, vận tải,… và giảng dạy chuyên ngành ở các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp.

Hình 3: Sinh viên ngành Kinh doanh Thương mại

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: (Gồm 4 chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn và resort, Quản trị nhà hàng, Hướng dẫn viên du lịch)

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch bao gồm: kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn – nhà hàng, kinh doanh resort và ẩm thực. Am hiểu, nắm vững luật pháp về du lịch và những nghiệp vụ chuyên môn như: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ bàn, nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ điều hành chương trình du lịch; có khả năng tổ chức quy hoạch, phát triển và quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch.

Cơ hội nghề nghiệp:  Cử nhân kinh tế ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tốt nghiệp tại trường Đại học Cửu Long có khả năng đảm nhiệm các vị trí sau:

– Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn, nhà hàng (với các vị trí lễ tân, nhà hàng, buồng phòng, bar …)

– Công tác tại các sở, ban, ngành về Du lịch như: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; các Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch; các Ban quản lí di tích…;

– Giảng dạy tại những cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp về quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

– Có thể phát triển khả năng kinh doanh độc lập thông qua việc thành lập công ty
kinh doanh dịch vụ du lịch của cá nhân.


Hình 4: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đăng trên Trang Vàng

Du lịch Việt Nam

Hình 5: Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

V. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA KHOA

– Khoa QTKD có Câu lạc bộ văn nghệ, Câu lạc bộ du lịch thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức ngành cho sinh viên, tổ chức các chuyến đi thực tập, thực tế tại các Doanh nghiệp, đi tour Xuyên Việt… để giúp sinh viên khảo sát thị trường và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Hình 6: Câu lạc bộ Văn nghệ của Khoa

Hình 7: Sinh viên ngành QTDV DL&LH trong chuyến thực tập nghề Tour Xuyên Việt

Hình 8: Sinh viên ngành QTDV DL&LH thực tập tại Nhà hàng và Khách sạn

Hình 9: Sinh viên ngành QTKD và KDTM trong chuyến thực tập nghề tại các doanh nghiệp Tour Vĩnh Long – Tp.HCM – Nha Trang

Hình 10: Khoa QTKD tư vấn tuyển sinh

– Cựu sinh viên khoa QTKD đảm các vị trí quan trọng trong các DN lớn như Giám đốc khu vực cho Công ty Tôn Hoa Sen, NH Techcombank… Một số bạn tự khởi nghiệp, trở thành Giám đốc của các DN thành đạt trong kinh doanh du lịch, bất động sản, phân phối thiết bị y tế nước ngoài…trên toàn quốc.

Hình 11: Thành tựu của Cựu sinh viên các ngành – Khoa QTKD

  • Hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa:

Hình 11: Hoạt động nghiên cứu khoa học khoa QTKD